1000 NĂM LỊCH SỬ DIMSUM VÀ NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC

Dimsum là món ăn nhẹ truyền thống của người Trung Quốc với lớp vỏ mỏng làm bằng bột bên ngoài, bên trong với đa dạng các loại nhân khác nhau như: tôm, thịt, xá xíu, rau củ,… Dimsum có thể được chế biến bằng những phương pháp như hấp, chiên, xào, nấu,… và có nhiều hình dạng đẹp mắt khác nhau nhờ vào bàn tay khéo léo của người làm ra. Cho đến ngày nay, dimsum đã trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng không thể thiếu của “đất nước tỷ dân”. 

Tại Việt Nam, dimsum có mặt tại hầu hết các nhà hàng Trung Hoa và là món ăn làm say đắm không biết bao nhiêu thực khách.

Dimsum – gắn liền với ngàn năm văn hóa Trung Hoa

Nhờ có sự phát triển của công nghệ vận chuyển, sản xuất và sự giao thoa văn hóa quốc tế, dimsum đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi và dễ dàng tiếp cận với các thực khách. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có một lịch sử “đồ sộ” phía sau chiếc bánh nhỏ xinh ấy.

Nguồn gốc tên gọi Dimsum

Theo một số thông tin, món ăn này được ra đời từ thời Đông Tấn (317 – 420), với tên gọi ban đầu là 点点 心意 /diǎn diǎn xīnyì/ “điểm điểm tâm ý” với ý nghĩa là “chút tấm lòng”. Theo thời gian, sau này được rút ngắn thành 心 /diǎn xīn/ điểm tâm (hay /dímsām/ – điểm sấm trong tiếng Quảng Đông) và được hiểu là món ăn nhẹ. 

Dimsum cầu kỳ như một kiệt tác nghệ thuật

Nhiều người lầm tưởng rằng dimsum là một món ăn đơn giản, nhưng thực tế, dimsum có những đặc điểm thú vị và cầu kỳ mà chúng ta cần phải “bóc tách”.

Về nguyên liệu

Dimsum được làm từ những nguyên liệu quen thuộc gắn liền với nền văn minh lúa nước, với vỏ bánh làm từ bột mì, bột gạo. Phần nhân bánh truyền thống được kết hợp hài hòa từ thành phần chính cho đến gia vị nêm nếm, thường được làm từ thịt lợn, tôm tươi, xá xíu, và các loại rau củ khác.

Cho đến ngày nay, nhờ vào sự giao thoa văn hóa ẩm thực hiện đại cũng như sự hòa nhập với văn hóa phương Tây, các nguyên liệu như cá hồi, trứng cá, trứng tôm hay phô mai,… cũng đã được sử dụng một cách linh hoạt để làm mới mẻ và phong phú thêm cho món ăn này.

Bên cạnh đó, việc chú trọng vào nguyên liệu và hình dạng của dimsum đã nói lên tính tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của người đầu bếp, thể hiện sâu sắc một phần của tính cân bằng âm dương trong ẩm thực Á Đông – thưởng thức ẩm thực dựa trên yếu tố ngũ hành.

Về hình dạng

Dimsum đa dạng và tinh xảo về hình dạng nhờ sự biến tấu của người đầu bếp, nhìn chung có ba dạng hình thức chính:

Thứ nhất, dạng hình học, là kiểu dáng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, mô phỏng lại các hình dạng hình học khác nhau trong cuộc sống. Kiểu này thường xuất hiện trong các món như: bánh nướng xá xíu mật ong (hình chữ nhật), bánh cuốn xào tương (hình trụ tròn),…

Dimsum có nhiều loại và hình dáng khác nhau

Thứ hai, dạng tượng hình, thường được chia làm hai hình thức là mô phỏng thực vật và mô phỏng động vật trong tự nhiên như: tạo hình hoa hồng, chiếc lá, tạo hình con cua, con gấu,…

 

Thứ ba, dạng tự nhiên, áp dụng các kỹ thuật tạo hình tương đối đơn giản để hình dạng của món điểm tâm được hình thành tự nhiên trong quá trình làm chín, tiêu biểu như cách tạo hình cho bánh bao.

Hiện nay, các nhà hàng Trung Hoa tại Việt Nam phục vụ đến thực khách những phần dimsum đa dạng về màu sắc và tạo hình vô cùng đặc sắc. Đây cũng là một trong những điểm ấn tượng thu hút đa dạng thực khách đến với món ăn nổi tiếng này.

Những lưu ý khi chế biến Dimsum

Khi làm vỏ bánh cần đảm bảo chính xác về trọng lượng của thành phần bột, nhiệt độ của nước khi nhào bột và phải nhào thật đều tay. Bột cần được chia thành những phần đều nhau để đảm bảo kích thước tương đồng của dimsum khi thành phẩm. Khi cán vỏ bánh cần kiểm soát về lực tay để vỏ mỏng ở viền, bột dàn đều và không bị rách khi gói. 

Phần nhân của dimsum là linh hồn của món ăn này. Quá trình làm nhân cần đảm bảo chất lượng nguyên liệu tươi ngon và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bên cạnh đó, dimsum cần phải có tỉ lệ phù hợp phần nhân so với phần vỏ bánh, không được quá nhiều, cũng không được quá ít. Quá nhiều nhân khi ăn sẽ bị ngấy, còn quá ít nhân sẽ không dậy lên được mùi vị đặc trưng của món ăn. Có thể thấy, quy trình làm ra một chiếc dimsum đúng chuẩn cầu kỳ như một kiệt tác nghệ thuật. 

Về cách gói bánh tạo hình cho dimsum, hiện có ba phương pháp cơ bản: tạo hình thủ công, tạo hình bằng khuôn và tạo hình bằng máy. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế, cách làm thủ công vẫn đảm bảo tính sáng tạo, tỉ mỉ và được ưa chuộng nhiều nhất.

Lịch sử của Dimsum

 

Lịch sử hình thành

Chưa rõ về thời gian ra đời của món ăn trứ danh này, một số thông tin cho rằng dimsum ra đời vào thời Đông Tấn (317 – 420), trong khi một số khác lại cho là thời Nam Tống (960 – 1279). Hình thức dimsum hiện đại đã hình thành tại vùng Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc. Món ăn này gắn liền với văn hóa “ẩm trà” (飲茶) và tình hình xã hội thời điểm đó. Trong quá trình giao thương và buôn bán trên con đường tơ lụa cổ đại, nhiều quán trà được lập nên để phục vụ quan khách, thương nhân nghỉ chân, dimsum được phục vụ như một món ăn nhẹ và dùng chung với trà. 

Cho đến ngày nay, dimsum từ một món ăn nhẹ nghỉ chân dọc đường đã dần phát triển thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc không thể không nhắc đến của vùng đất Trung Hoa.

Dimsum tại Việt Nam

Không có thông tin cụ thể về thời gian món dimsum du nhập vào Việt Nam. Chỉ biết rằng, món ăn này xuất hiện khi người Hoa di cư và du nhập tới đây. Nhờ có sự giao lưu văn hóa, tinh hoa ẩm thực dần trở nên phổ biến và phát triển. Thời gian đầu, các món dimsum truyền thống như há cảo, sủi cảo, hoành thánh, bánh bao,… xuất hiện trong bữa ăn gia đình của người Hoa nhập cư, sau này được buôn bán thịnh hành tại các khu chợ tập trung nhiều người Hoa như Chợ Lớn, chợ Phùng Hưng (quận 5), khu vực Xóm Đất (quận 11),.. 

Hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu của thực khách, dimsum đã có mặt trong menu của các nhà hàng Trung Hoa với cách bài trí tinh xảo, không gian sang trọng và phục vụ chuyên nghiệp, nâng tầm món ăn lên một đỉnh cao mới. Nhà hàng Trung Hoa Zen Chinese Restaurant tại 224-226 đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận là sự lựa chọn hàng đầu cho quý khách khi có nhu cầu thưởng thức các món ăn mang đậm dấu ấn xứ Trung, đặc biệt là dimsum.

Một số điểm đặc biệt liên quan đến Dimsum

 

Nên ăn theo từng miếng nhỏ

Theo chia sẻ của một số người có kinh nghiệm trong nghề làm dimsum, thực khách nên ăn dimsum theo miếng nhỏ thay vì ăn nguyên miếng trong một lần. Làm như vậy sẽ thưởng thức được hương vị và kết cấu của món ăn một cách triệt để.

Cách dùng đũa, muỗng khi ăn Dimsum

Theo văn hóa phương Đông, khi gắp thức ăn cho người khác, bạn nên dùng một đôi đũa chung, không nên dùng đũa của mình để gắp. Không cắm đũa vào giữa bát cơm vì đây là điềm không may mắn. Khi ăn dimsum có thể phối hợp chung với muỗng (thìa) để múc nước chấm. Ngoài ra, khi không dùng đũa nữa, bạn đặt dụng cụ gọn gàng lên đồ gác đũa hoặc đặt dọc theo chiếc bát, đĩa ăn của mình.

Hàm chứa đặc trưng văn hóa Á Đông

Khi ăn dimsum, bên trong đó không chỉ là một món ăn, mà còn thể hiện một cách sâu sắc và nhất quán sự tinh tế của văn hóa Á Đông trong đời sống hằng ngày, sự mực thước và chú trọng lễ nghi trong cách ăn uống, sự nghiên cứu và chính xác trong dinh dưỡng sức khỏe, sự đa dạng và sáng tạo trong việc kết hợp nguyên liệu cũng như giao thoa văn hóa. Có thể thấy, một miếng dimsum nhỏ nhắn tưởng chừng đơn giản nhưng lại gói trọn nền văn hóa ẩm thực ngàn năm của Trung Hoa. 

Top món Dimsum

Chân gà hấp tàu xì

Là món ăn khá quen thuộc và phổ biến tại hầu hết các nhà hàng món Hoa, chân gà hấp tàu xì có sự đậm đà của nước sốt, sự mềm tan của da và sụn gà được hầm trong nhiều giờ liền. Vị ngon của món ăn được tạo nên bởi quá trình và công đoạn chế biến tỉ mỉ, công phu. Đây là món ăn “gây thương nhớ” cho biết bao nhiêu thực khách khi đã “lỡ” say đắm ẩm thực Trung Hoa.

 

Há cảo tôm tươi

Há cảo là món ăn đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa. Với sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và nguyên liệu, há cảo dễ dàng làm hài lòng những sở thích khác nhau của thực khách. Trong đó, há cảo tôm tươi là món ăn gây ấn tượng ngay từ miếng cắn đầu tiên. Sự thơm ngọt và chắc thịt của tôm tươi kết hợp với lớp vỏ mỏng, dai nhẹ của há cảo đã làm nên hương vị độc đáo riêng của món ăn này.

Há cảo tôm tươi sò điệp

Tương tự như há cảo tôm tươi, há cảo tôm tươi sò điệp kết hợp cùng với một nguyên liệu mới làm phong phú thêm sự lựa chọn cho thực khách. Bên cạnh hương vị thơm ngon của tôm tươi, mùi vị ngọt mềm nhưng không ngấy của sò điệp đã làm tổng thể món dimsum trở nên đặc sắc, không chỉ ngon miệng, mà còn có nhiều dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe. 

Xíu mại

Bên cạnh há cảo, xíu mại cũng là một loại dimsum được thực khách hết sức ưa chuộng. Với thành phần chính là thịt băm nhuyễn kết hợp với các loại rau, nấm. Xíu mại có tạo hình đặc trưng riêng với lớp vỏ màu vàng bắt mắt, là món ăn không thể thiếu khi đến thưởng thức tại các nhà hàng ẩm thực Trung Hoa.

 

Bánh cuốn tôm tươi

Và sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh cuốn tôm tươi khi nói về ẩm thực Trung Hoa. Thịt tôm tươi giòn, ngọt, lớp vỏ bánh mềm, mỏng, được cuốn khéo léo sao cho bao bọc được hết nhân tôm bên trong mà không bị vỡ, rách đã lý giải được phần nào sự say mê của thực khách tứ phương đối với món ăn này.

Banh cuon tom tuoi - dimsum

Nước chấm Dimsum

 

Nước chấm truyền thống

Dimsum vốn đã được nêm nếm vừa ăn, vậy nên, thông thường không cần dùng nước chấm. Tuy nhiên, để phù hợp với những thực khách yêu thích hương vị đậm đà, các đầu bếp đã chế biến nước chấm với bí quyết riêng, gồm một số thành phần như: nước tương, giấm tiều, sa tế, đường,… và các gia vị đặc trưng

Các loại nước chấm phổ biến khác

Bên cạnh nước chấm truyền thống, các hàng quán cũng phổ biến những loại nước chấm khác được biến tấu đa dạng theo thói quen, khẩu vị và sở thích của người dân địa phương. Một số loại tiêu biểu có thể đề cập đến như: nước chấm chua ngọt, tương đen, tương ớt, sốt mayone,…

Zen Chinese Restaurant – Nhà hàng Trung Hoa ở quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

 

Mặc dù “xuất thân” là món ăn sáng của người Trung Quốc, nhưng hiện nay, tại các nhà hàng Trung Hoa ở Việt Nam, hầu như dimsum sẽ được bán cả ngày để thuận tiện cho thực khách tới trải nghiệm và thưởng thức món ăn của nền văn hóa trứ danh này. Zen Chinese Restaurant không phải là một ngoại lệ, bếp ăn của nhà hàng luôn nghi ngút khói và đầu bếp thì liên tục chuẩn bị những món Dimsum nóng hổi, tươi mới nhất để phục vụ Khách hàng.

Các món Dimsum tại Zen Chinese Restaurant đa dạng về sắc, hương và vị với những món nổi tiếng như há cảo, hoành thánh, xíu mại, bánh bao… Thực đơn đa dạng với hơn 40 món dimsum để thực khách có thể thoải mái lựa chọn mà không lo bị ngán. 

 

Tọa lạc trên con đường ẩm thực Phan Xích Long sầm uất, Zen Chinese Restaurant tin chắc rằng sẽ không làm quý thực khách thất vọng với menu đa dạng, phục vụ chuyên nghiệp và bài trí sang trọng tại nhà hàng. Hiện nhà hàng đang có rất nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi cho quý khách hàng khi đặt bàn và dùng bữa tại Nhà hàng. Liên hệ ngay thông qua Hotline/Website/Fanpage để được cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết liên quan

Scroll to Top